Liên kết website

Thống kê

  • Số lượt truy cập

    937334

quảng cáo

Giới thiệu đất nước Đài Loan

Đài Loan là một hòn đảo cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Hoa khoảng 160 km. Nó được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc qua eo biển Đài Loan, cách Philippine 350 km về phía Nam và cách Nhật Bản 1070 km về phía Bắc. Đài Loan có nền công nghiệp khá hiện đại, người dân có mức sống và thu nhập cao. Đài Loan có mức thu nhập bình quân 14.000 USD/năm, xếp vào hàng thứ 25 trên thế giới.

1. Vị trí địa lý tự nhiên

Đài Loan là một hòn đảo cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Hoa khoảng 160 km. Nó được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc qua eo biển Đài Loan, cách Philipine 350 về phía Nam và cách Nhật Bản 1070 km về phía Bắc. Đài Loan gồm 64 đảo nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác với tổng diện tích 38.000 km2.Khí hậu Đài Loan có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nóng và ẩm ướt, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Đặc trưng cho khí hậu ở Đài Loan là vùng khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C đến 280C. Phía Bắc Đài Loan do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên thường có mưa lớn từ tháng 10 đến tháng 3. Vào mùa đông khí hậu phía Nam ấm hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa, trong khi đó ở phía Bắc thời tiết nóng và khô. Vào các tháng 7,8 và 9 ở Đài Loan thường có bão.

 

 

 

2. Dân số

Dân số Đài loan ở thời điểm cuối năm 2000 có khoảng 25 triệu người. Đài Bắc là nơi có mật độ dân số cao nhất, tiếp theo là Cao Hùng ở phía Nam. Khoảng 59% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn là Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng và Đài Nam.

3. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ sử dụng chính thức là tiếng Hoa phổ thông và tiếng địa phương là tiếng Đài Loan.

Chữ viết là chữ Hán dạng phồn thể.

4. Kinh tế Đài Loan

Đài Loan có nền công nghiệp khá hiện đại, người dân có mức sống và thu nhập cao. Đài Loan có mức thu nhập bình quân 14.000 USD/năm, xếp và hàng thứ 25 trên thế giới.Tiền ở Đài Loan gọi là đồng Đài tệ, gồm 2 loại: tiền giấy và tiền kim loại. Ngân hàng có thể đổi đô la Mỹ ra tiền địa phương.

5. Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc

Hệ thống giao thông ở Đài Loan rất phát triển, đi lại thuận tiện. Ngoài sân bay quốc tế trên địa phận tỉnh Đào Viên còn có các sân bay nội địa. Đường cao tốc Bắc Nam và hệ thống đường bộ, đường sắt hoàn chỉnh nối liền các vùng với nhau. Trong thành phố có hệ thống ô tô buýt rất phát triển, tại thành phố Đài Bắc đã có và đang xây dựng hệ thống tầu điện ngầm hiện đại. Luật lệ giao thông ở Đài Loan rất được tôn trọng. Mọi người ngồi trên xe mô tô đều đội mũ bảo hiểm.

Mạng lưới thông tin liên lạc của Đài Loan cũng rất phát triển, số lượng máy điện thoại vào loại cao nhất trên thế giới cho nên việc liên lạc bằng điện thoại, fax, emailcar nội địa và ra ngoài Đài Loan khá dễ dàng, thuận tiện. Bạn có thể gọi điện thoại ở các “bốt” điện thoại công cộng trên đường phố bằng cách mua thẻ gọi điện thoại bằng cách mua thẻ điện thoại trong những cửa hàng ELEVEN có trên toàn Đài Loan, tại đây còn có cả dịch vụ fax và một số dịch vụ khác.

II. Phong tục tập quán và sinh hoạt

1. Phong tục tập quán

Phong tục tập quán của người Đài Loan rất gần gũi với phong tục tâp quán của người Việt Nam, thời gian tính theo cả dương lịch và âm lịch, phong tục cúng lễ, đốt hương và vàng mã vào ngày rằm, mùng 1, ngày giỗ thờ cúng tổ tiên. Trong một gia đình thường sống chung các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cháu.Người Đài Loan có thói quen uống trà nóng trong các tách nhở và ăn trầu. Hàng năm có nhiều lễ hội cụ thể:
Ngày lễ kỷ niệm hàng năm:- Ngày tết dương lịch 01/01- Ngày quốc tế phụ nữ 08/03- Ngày tưởng niệm liệt sỹ 29/03- Ngày quốc tế lao động 01/05- Ngày Khổng tử và ngày nhà giáo 28/09- Ngày Song thập 10/10- Ngày sinh chủ tịch Tưởng Giới Thạch 31/10- Ngày sinh Quốc phụ Tôn Trung Sơn 12/11- Ngày Hiến pháp 25/12
Các ngày lễ khác như- Lễ hội mùa xuân, tết cổ truyền dân tộc- Lễ Tảo mộ 05/04 (lễ Thanh minh theo lịch âm)- Tết Đoan ngọ 05/05 âm lịch (còn gọi là hội thuyền rồng)- Rằm Trung thu 15/08 âm lịch- Ngày lễ Quang phục 25/10 chỉ có ở Đài Loan

2. Tôn giáo

Đạo Phật là tôn giáo phổ thông đông nhất ở Đài Loan, có khoảng 4,9 triệu Phật tử.Đạo Tin lành có khoảng 421.641 người. Đạo Thiên Chúa có khoảng 295.742 người, Đạo Hồi có khoảng 52.000 người.

3. Nếp sinh hoạt và phong cách giao tiếp

Sinh hoạt của người Đài Loan không cầu kỳ, có nhiều nét tương đồng gần gũi với sinh hoạt của người Việt Nam. Các món ăn không quá khác biệt so với món ăn Việt Nam. Bữa sáng, ăn nhanh và đơn giản; bữa trưa ăn nhiều, không uống rượu bia trong bữa sáng và bữa trưa. Người Đài Loan rất hiếu khách, họ tiếp đón nhiệt tình khách từ nơi xa đến. Một trong những sự hiếu khách mà bạn có thể gặp là được dự bữa tiệc đối với rất nhiều bạn bè mới với thức ăn ngon và rượu.Người Đài Loan thích sử dụng các nghi lễ quốc tế kể cả nghi lễ bắt tay, nói chung bạn khong cần phải lo lắng nhiều về các nghi lễ xã giao của người Đài Loan. Ví dụ nói “làm ơn” và “cám ơn” là cần thiết nhưng không cần phải cúi gập người khi chòa như ở Hàn Quốc và Nhât Bản.

Về cơ bản, có hai nguyên tắc càn quan sát, thứ nhất là nụ cười – là cách thân mật để thoát ra khỏi mọi tình huống bất tiện sau đó, thậm chí bạn có sơ suất làm đổ rượu ra áo của chủ nhà, nụ cười sẽ làm cho chủ nhà chắc chắn rằng bận chỉ sơ ý mà thôi. Thứ hai là hãy làm như chủ nhà làm. Nếu chủ nhà chúc rượu bằng tiếng Đài Loan thì bạn không ngại gì mà chúc lại bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Tuy nhiên, nếu chủ nhà chúc bạn rượu và uống hết cốc, bạn không uống được hết thì cứ thoải mái mà nhấm nháp. Tương tự, những món ăn mà bạn không thích thì không bắt buộc bạn phải ăn.

Nếu bạn đến thăm nhà một người Đài Loan, bạn nên lịch sự mang theo theo một món quà nhỏ. Có thể là mấy bông hoa, một ít hoa quả, hoặc thậm chí đồ lưu niệm, nữ trang mà bạn mang theo……..Đừng bực mình nếu như chủ nhà không mở gói quà ra khi bạn ở đó; Việc mở gói quà của bạn khi chỉ có một mình là chủ nhà tránh cho bạn khỏi lúng túng nếu bạn tặng cho họ một thứ gì quá đắt tiền, hoặc thứ gì đó không phù hợp ở Đài Loan.

Người Đài Loan có đức tính tốt trong khi làm việc, điều đó giúp họ thành công trong công việc:- Luôn nghe lời ông chủ (người quản lý)- Không phàn nàn quá nhiều- Sẵn sàng làm thêm giờ nếu được yêu câu- Không trốn việc hoặc ngủ gật trong giờ làm việc- Tất cả những công việc tốt đều được hoàn thành tốt đều được khích lệ cùng phần thưởng, tăng lương hoặc quà tặng.- Không bao giờ nói dối hoặc lừa gạt ông chủ (người quản lý) đây là vấn đề vô cùng quan trọng.

Người Đài Loan không thích những người làm công chống lại hoặc không hợp tác với chủ gây ảnh hưởng đến công việc. Người Đài Loan có thói quen la hét những yêu cầu của họ và nói to tiếng. Bạn đừng để bụng, đó không có tính chất cá nhân, học không có ý xúc phạm bạn, đó chỉ là thói quen của họ. Cần kiêm tốn và lễ phép, bạn nên có mối quan hệ thân thiết với người Đài Loan ỏ trong nhà máy cũng như ở nơi bạn sinh sống.

Những thông tin cần biết khi đi công tác hoặc du lịch Nhật Bản

1. Khí hậu Nhật Bản

Nhật Bản thuộc vùng ôn đới có bốn mùa mang những đặc điểm riêng. Mùa Xuân và mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm. Thời gian lý tưởng nhất để đến Nhật bản là vào nửa cuối tháng 3 đến nửa đầu tháng 4 – lúc hoa Anh Đào nở rộ và từ nửa cuối tháng 10 đến nửa đầu tháng 11- là thời kỳ  bạn có thể ngắm lá vàng lá đỏ. Nhiệt độ trung bình cả năm ở Tokyo là 15,6 oC nhưng mùa hè nhiệt độ ở đây thường trên 30 oC và ban đêm hơn 25o C. Mùa đông Tokyo rất lạnh, nhiều khi có tuyết. Nhiệt độ trung bình ở Okinawa vào tháng Giênglà 16oC. Trong khi đó, các vùng khác lại tương đối mát ngay cả mùa hè, chẳng hạn như Abashiri ở Hokkaido, nhiệt độ trung bình trong tháng 8 là 19,1oC.

2. Giao thông ở Nhật Bản

Hệ thống giao thông công cộng ở Nhật Bản rất hiện đại, dịch vụ tốt, tầu điện ngầm, tầu nổi và xe buýt  rất phổ biến và thuận tiện. Hệ thống thông tin, chỉ dẫn tại các ga tầu rất rõ ràng, dễ hiểu. Có cả chi dẫn bằng tiếng Anh kèm theo.

3. Tiền tệ: 

Tiền Yên (JPY). 1JPY tương đương 196 VND;  1USD tương đương 95 JPY. Tỷ giá lên xuống tùy thời điểm. Muốn biết tỷ giá hàng ngày vào link http://www.oanda.com/convert/classic

Khi đến Nhật Bản tốt nhất bạn nên mang theo tiền Yên, hầu hết các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, cửa hiệu đều thanh toán bằng tiền Yên, không thu Đô La Mỹ.

4. Múi giờ:

Tại Nhật: đi trước giờ Việt Nam 02 tiếng. Ví dụ: Tại Việt Nam là 12h00 trưa thì tại Nhật là 14:00 chiều cùng ngày.

5. Xin visa vào Nhật Bản:

5.1. Đối với người có hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ: được miễn thị thực Nhật Bản từ ngày 01/5/2005 theo qui định của Bộ Ngoại Giao hai nước Việt Nam- Nhật Bản. Chi tiết tham khảo link:

http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns050314144619/view

5.2. Người có hộ chiếu phổ thông cần phải xin thị thực nhập cảnh Nhật Bản. Nộp hồ sơ cho bộ phận lãnh sự của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, địa chỉ 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại:  4-3846-3000, bộ phận lãnh sự máy lẻ 3133. Nhận hồ sơ vào buổi sáng các ngày làm việc, trả kết quả vào các buổi chiều.

Thời gian trả kết quả là sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.

Chi tiết tham khảo: http://www.vn.emb-japan.go.jp/html/consular.html

6 . Mua sắm hàng hóa

Thuế VAT ở  Nhật là 5%. Người nước ngoài được miễn VAT khi mua hàng với điều kiện phải mua ở các cửa hàng miễn thuế và phải trình hộ chiếu. Vì vậy khi mua hàng ở Nhật , đặc biệt là đồ điện tử ( ví dụ tại  Akihabara, Big Camera …) bạn nên nhìn biển của cửa hàng có đề chữ  “Duty Free Shop” , nếu không ghi gì thì tốt nhất bạn nên hỏi nhân viêc bán hàng xem có được miễn thuế không trước khi quyết định mua. Lưu ý nếu được miễn thuế người ta sẽ khấu trừ luôn tiền thuế vào hóa đơn nhưng bạn phải giữ hoá đơn phòng khi cần xuất trình tại sân bay. (Khác với các nước Châu Âu là dù được miễn thuế cũng phải trả cả tiền thuế ngay khi mua hàng, sau đó ra sân bay trình hoá đơn cho Hải quan,  khi đó số hàng này mới được trừ thuế và số tiền này có thể lấy lại trực tiếp tại sân bay).

7.  Điện dùng ở Nhật là 100V, ổ cắm dẹt, 2 lỗ. Bạn nên mang theo phích cắm dẹt 2 chân và hoặc phích chuyển đổi từ ổ dẹt ra ổ  tròn.

8. Cư xử

Người Nhật  rất coi trọng tự do cá nhân vì vậy không nên cười nói lớn tiếng  hoặc đùa giỡn nơi công cộng /nhà hàng làm ảnh hưởng tới người khác. Xả rác, hút thuốc nơi có bảng cấm sẽ bị phạt vi cảnh. Khi xả rác phải để ý phân loại rác theo chỉ dẫn.

9. Vật dụng mang theo

Nên mang theo giầy nhẹ, đế bằng và kín chân để tạo cảm giác thoải mái khi đi bộ. Nên mang theo áo khoác trong trường hợp khí hậu thay đổi đột ngột vào ban đêm. Nên trang bị túi thuốc cá nhân gồm các loại thuốc đặc trị cho bệnh của bạn vì ở Nhật và nhiều nước khác khi mua thuốc điều trị cần phải có đơn của bác sỹ địa phương.

Không nên mang theo đồ ăn, nhất là đồ tươi sống vào Nhật Bản. Nếu Hải quan cửa khẩu của họ phát hiện sẽ bị buộc đổ vào thùng rác.

Không mang hơn US$7,000 và quá 15.000.000 đồng ra khỏi nước Việt Nam. Nếu bạn cần sử dụng nhiều nên mang theo các loại thẻ tín dụng như: Master Card,Visa Card, ANZ, HSBC, VCB,ACB…

Ngoài hành lý gửi (tối đa 20kg, quá cước phải đóng thuế theo hãng hàng không), bạn được mang hành lý xách tay (tối đa 7kg và kích cỡ theo quy định hãng máy bay). Nên cho  thêm một bộ quần áo cùng vật dụng cần thiết vào hành lý xách tay đề phòng khi thất lạc hành lý ký gửi thì bạn vẫn có đồ đạc để sử dụng ngay. Thông thường hành lý ký gửi khoảng 23-24 kg thì cũng không phải trả thêm cước.

10. Lưu ý khi sử dụng các dịch vụ khách sạn:

- Đa số các khách sạn đều có dịch vụ PAY TIVI (chiếu các loại phim giải trí) nếu không xem đề nghị không bấm nút PAY, nếu nhấn nút rồi sau đó không xem bạn vẫn phải thanh toán tiền.

- Có thể trong một vài khách sạn có sử dụng hệ thống robot minibar (tủ lạnh chứa thực phẩm tự động), nếu không sử dụng không nên nhấn nút lấy các sản phẩm, trong trường hợp đã nhấn nút lấy thực phẩm không nhét trả trở lại vì máy đã tính tiền rồi.

11. Điện thoại

Điện thoại ở khách sạn rất đắt. Vì thế, bạn nên mua thẻ điện thoại ở Nhật Bản rồi gọi tại các cabin điện thoại công cộng, hoặc bỏ xu trực tiếp vào các máy điện thoại công cộng. Mỗi lần gọi nội thành bỏ  vào máy 100 Yên. Đối với người có điện thoại cầm tay có thể đăng ký mở roaming tại Việt Nam và sử dụng điện thoại của mình tại Nhật, tuy nhiên điện thoại của bạn phải có chương trình hỗ trợ 3G thì mới dùng được ở Nhật. Có thể thuê điện thoại di dộng (ví dụ tại quầy ABC gần chỗ bán vé Limousine Bus) ngay tại sân bay sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh, tiền cước rẻ hơn là gọi từ di động của chính mình. Ngoài việc trả 1 khoản cố định cho việc thuê 1 chiếc điện thoại di động khoảng 2000 Yên/ tuần, bạn phải trả tiền cước cho từng cuộc gọi là 80 Yên/phút nếu gọi trong thành phố, 200 Yên/ phút nếu gọi quốc tế. Tuy nhiên bạn chỉ được chọn 1 trong 2 loại mức cước nói trên, nghĩa là nếu chọn mức cước 80 Yên/phút thì không gọi được quốc tế, nếu chọn mức 200 Yên/phút thì dù gọi nội thành cũng vẫn bị tính mức 200 Yên/phút chứ không phải 80 Yên/phút. Trả điện thoại và thanh toán tại sân bay, gần quầy Check – In của Việt Nam airline khi về nước. Khi thuê điện thoại phải xuất trình hộ chiếu và  thẻ tín dụng. Thanh toán bằng thẻ tín dụng.

- Gọi điện thoại từ Việt Nam sang Nhật Bản :

0081 + mã vùng + số thêu bao của Nhật. Nếu mã vùng và số thuê bao bắt đầu bằng chữ số 0 thì bỏ số 0 đi rồi bấm các số tiếp theo:

Ví dụ:    00 81 3-5402-8003        ( gọi số 03-5402-8003 ở Tokyo)
            00 81 90- 4831- 4723       ( gọi số di động 090- 4831- 4723)


- Từ Nhật Bản gọi về Việt Nam

010 84- 4- 3934 8143 (Gọi số 3934 8143 ở Hà Nội)

010 84- 903 350.350 (Gọi số di động 0903 350 350)

* Điện thoại khẩn cấp tại Nhật bản:

1. Khi có người bị đột quỵ, ốm đau, khi có hỏa hoạn hoặc có người bị thương do hỏa hoạn hoặc do tai nạn giao thông cần xe cứu thương hoặc cần cứu hộ …ấn số 119. Điện thoại viên trực 24/24, tiếng Anh, không mất phí.

2. Khi cần báo cảnh sát vì lý do bị tai nạn giao thông hoặc bị tội phạm tấn công, cướp giật…gọi số 110. Nếu bạn không nói được tiếng Nhật, tổng đài 110 sẽ hướng dẫn phím chuyển để kết nối tới thông dịch phiên (tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ nào đó).

4. Cứu hộ trên biển gọi số 118

5. Thông tin liên quan đến mất hộ chiếu, cấp hộ chiếu mới, visa … liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, địa chỉ:  50-11 Motoyoyogi-cho, Shibuya-ku, Tokyo 151-0062,  Tel: 03-3466-3311 (bộ phận lãnh sự);  Fax: 03-3466-7652

Homepage: http://www.vietnamembassy-japan.org

hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản, địa chỉ :

Osaka-fu, Osaka-shi, Chuo-ku, Bakuro-cho 1-4-10Estate Bakurocho Building 10F,  541-0059 Japan

Tel: 06-6263-1600 Fax: 06-6263-1770

Homepage: http://www.vietnamconsulate-osaka.org/vi/

6. Thông tin liên quan đến thương mại, liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, địa chỉ: 50-11 Motoyoyogi-cho, Shibuya-ku, Tokyo 151-0062

Tel: 03- 3466 – 3315 / 3466 3436;    Fax: (81-3) 3466 3360

E-mail:   vntrade@dream.ocn.ne.jp và  jp@moit.gov.vn

Phong tục người Nhật

Khi giao tiếp, người Nhật luôn ý thức rất rõ vị trí của mình. Là chủ nhà, sau những lời chào hỏi xã giao, họ thường chủ động đi vào vấn đề bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức băt đầu.

Trong không khí căng thẳng, nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp, nhưng nên đúng lúc. Không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Nếu không, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ. Một điều rất quan trọng là người Nhật không muốn bị lãng quên, thích lễ độ và sự kiềm chế. Khi muốn làm quen, giao dịch, trước tiên nên trao danh thiếp để tự giới thiệu mình, khi trao dùng cả hai tay, chiều danh thiếp hướng về khách. Lúc trao đổi không nên nói to, gây tiếng ồn ầm ỹ. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật bản rất thích đúng giờ và ngắn gọn. Đừng sai hẹn, cũng đừng bắt người Nhật vòng vo, nhất là phải trả giá nhiều lần (vì vậy cần cân nhắc, tính toán khi đàm phán vấn đề liên quan đến giá cả). Người Nhật thích chụp ảnh có hình mình trong đó. Bởi vậy, khi đi tham quan một nơi nào đó mà lúc về họ được tặng một bức ảnh chụp trong tư thế tự nhiên thì không gì bằng. Các thương nhân Nhật thích chụp hình trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của nước sở tại. Họ kiêng chụp ảnh 3 người.

Khi giao tiếp, nên hướng chủ đề câu chuyện theo hướng không ở đâu kiêng kỵ như thể thao, thời tiết, kinh tế, chứng khoán. Không vỗ vào vai của người Nhật, không kéo dài mọi hình thức tiếp xúc cơ thể. Người Nhật rất thích tặng quà vào các dịp lễ tết, các dịp có tin vui… Cần chú trọng đến nghệ thuật gói quà nếu bạn muốn tặng quà cho người Nhật. Không nêõn tặng quà có số lượng là 4, 9, những vật nhọn, những tặng vật có màu tím hoặc xanh là cây vì với họ, đây là những thứ tượng trưng cho đau buồn và không may mắn. Họ không mở quà ngay

tư vấn trực tuyến


     024.37659918
     

     

       

     

video

hình ảnh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI CTM
Địa chỉ Trụ sở chính: 116 Cầu Diễn, Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm,Hà Nội
Điện thoại: (024) 37659918 - Fax: (024) 37659919 Email: info@ctm.com.vn - Website: www.ctm.com.vn